Affiliate Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức Tiếp thị liên kết trong 1 bài
Affiliate Marketing là gì Tất tần tật kiến thức về Tiếp thị liên kết trong 1 bài viết

Affiliate Marketing là gì? Tất tần tật kiến thức về Tiếp thị liên kết trong 1 bài viết

Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing hay còn gọi là Tiếp thị liên kết, hiểu một cách đơn giản là bạn nhận được tiền hoa hồng khi quảng bá trực tuyến sản phẩm hay dịch vụ của công ty, nhãn hàng đó. Lúc này, bạn sẽ đóng vai trò là bên thứ ba. Kết nối công ty muốn quảng cáo sản phẩm/ dịch tới khách hàng.

Cách hoạt động của Tiếp Thị Liên Kết là đăng tải đường link quảng cáo sản phẩm của công ty trên mạng xã hội hay website. Khi khách hàng nhấp chuột hoặc đặt mua sản phẩm qua các đường link này. Người đăng link sẽ nhận được tiền từ phía công ty. Được tính trên phần trăm giá tiền của sản phẩm. Vậy nên, tiếp thị liên kết được ưa chuộng vì tạo ra tình huống đôi bên cùng có lợi cho tất cả các bên tham gia. Các công ty chỉ trả chi phí hoa hồng trên doanh số được tạo ra và các affiliate marketer lại có thu nhập thụ động theo thời gian. Đây là một kênh tiếp thị rủi ro thấp, tăng chuyển đổi cho công ty và người quảng bá.

Affiliate Marketing bao gồm những đối tượng nào?

Bên cung cấp – Merchant: Bao gồm những công ty lớn/nhỏ hoặc cá nhân chịu trách nhiệm sản xuất. Cung cấp các sản phẩm ra thị trường thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bên phân phối – Publisher: Là những đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quảng bá sản phẩm/ dịch vụ. Phân phối sản phẩm tới tay người dùng và nhận thù lao. Chiết khấu từ nhà cung cấp, chẳng hạn như: bloggers, chủ website có lượng người truy cập cao. Người ảnh hưởng trên Instagram, Facebook, YouTubers

Khách hàng – Consumers: Những người mua sản phẩm, dịch vụ.

Mạng lưới tiếp thị liên kết – Affiliate Network: Là hệ thống bao gồm những người làm tiếp thị liên kết. Mạng lưới tiếp thị liên kết chủ yếu cung cấp banner, link quảng cáo. Đồng thời theo dõi, quản lý hiệu quả mà Affiliate Marketer mang lại. Đặc biệt, Affiliate Network sẽ đảm bảo quyền lợi cho nhà cung cấp và người làm tiếp thị liên kết khi có tranh chấp xảy ra.

Chương trình tiếp thị liên kết – Affiliate Program: Là hệ thống tiếp thị do chính nhà cung cấp đưa ra. Ví dụ chương trình tiếp thị liên kết của Shopee, Lazada, Amazon.

Affiliate Marketing vận hành với các hình thức nào?

Trả tiền trên mỗi hành động (CPC – Cost Per Click). Đây là hình thức cơ bản và đơn giản nhất của Affiliate Marketing. Với mỗi lượt click vào website của nhà cung cấp thông qua quảng cáo. Người làm tiếp thị liên kết sẽ nhận được hoa hồng đã thoả thuận trước đó.

Trả tiền cho mỗi lần bán hàng (CPS – Cost Per Sale). Với mỗi đơn hàng thành công, được đặt hàng thông qua link giới thiệu. Bạn sẽ nhận được phần trăm hoa hồng tương ứng dựa trên số giao dịch thành công.

Trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng (PPA – Paid Per Action). Với mỗi thao tác đăng ký, điền bảng, để lại email, số điện thoại của người dùng… bạn sẽ được trả với số tiền tương ứng.

Tiếp thị liên kết được dùng như thế nào?

Như các bạn đã thấy, hiện nay đã sử dụng rất nhiều marketer áp dụng Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) vào doanh nghiệp/ nhà bán hàng vào chiến lược kinh doanh của mình. Có thể nói đây là sự bùng nổ. Vì sao? Vì bạn chỉ cần có sản phẩm/ dịch vụ và bạn gửi 01 sản phẩm đó cho 1000 publisher, là bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như chi phí mà đã có thể quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình tới người dùng.

Mình sẽ nói qua một số ví dụ như sau:

Ví dụ 1: Chiến lược quảng bá App từ các Ngân hàng (MB, VPBank, Techcombank, TPBank .v.v.).

Khi giới thiệu mức hoa hồng hấp dẫn tới publisher. Mọi người rất hưởng ứng và ngay lập tức, hàng nghìn publisher đăng ký chiến dịch và giới thiệu tới tất cả mọi người, cứ một lượt Tải app – Kích hoạt tài khoản ngân hàng thành công thông qua các đường link tiếp thị (mã giới thiệu) là các Publisher có ngay 60.000đ – 100.000đ. Với mức hoa hồng như vậy thì anh chị em nào cũng hào hứng phải không nào.

Ví dụ 2: Tiếp thị liên kết Thương mại điện tử

Shopee đã phát triển rất mạnh ở thời điểm 2015 rồi. Và hiện tại đang là Top 1 về lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Sau thành công vang dội ở thời điểm đó thì đến nay, đơn vị này còn phủ sóng chiến lược Tiếp thị liên kết rất mạnh ở năm 2021.

Và gần như đi đâu mọi người cũng thấy các link tiếp thị liên kết ngập chàn. Thậm chí có thời điểm mọi người còn ví von một câu vừa hay nhưng cũng khá là nhức nhối như sau. “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người *ngoo đăng tus kèm hàng Shopee :))”. Sự thật là như vậy bạn không nhầm đâu. Ở thời điểm đó, người người nhà nhà sờ pam link Shopee vô tội vạ vì ai cũng có mưu cầu ăn hoa hồng mà phải không nào.

Ví dụ 3: Tiếp thị sản phẩm số

Các dịch vụ, sản phẩm số, sản phẩm Online luôn có chính sách hợp tác. Ví dụ như các bên cung cấp tên miền, hosting (Cái này bên nước ngoài áp dụng rất lâu rồi). Họ luôn có phần tạo tài khoản cá nhân, tiếp đến là mục riêng cho Hợp tác/ Tiếp thị.

Ở phần này các nhà cung cấp sẽ cho bạn một đường link/ một đoạn mã giới thiệu. Và khi bạn có chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ giới thiệu cái dịch vụ này tới đọc giả. Và tất nhiên rồi, một dịch vụ được giới thiệu từ KOL sẽ giúp người dùng tin tưởng và đăng ký sử dụng dịch vụ ngay tức khắc.

Ví dụ cuối cùng: TikTok? Bạn đã biết nền tảng này phải không nào. Lúc đầu chỉ là nên tảng Video ngắn giải trí. Rồi dần dần cũng chuyển sang Video dài và rồi tích hợp thêm TikTok Shop. Tiếp thị sản phẩm ngay trong Video. Với bất kỳ người dùng nào xem video và nhấp vào giỏ hàng ở trong cùng video đó. Và tiến hành mua sản phẩm, ngay lúc đó người sáng tạo video đã có hoa hồng, người mua thì được mua với giá rẻ, voucher tốt. Nhà bán thì đẩy được hàng.

Với Tiếp thị liên kết thì phải nói là mối quan hệ 4 Win chứ không còn là 3 Win.

  • Nền tảng được hưởng lợi chi phí vận hành, phí cố định.
  • Nhà bán tăng doanh thu, đẩy sản phẩm.
  • Publisher nhận được hoa hồng theo đơn hàng.
  • Người mua được sở hữu sản phẩm đúng nhu cầu, áp mã voucher giảm giá, mua với giá tốt tận gốc.

Các Network vận hành Affiliate Marketing tốt & chuẩn hiện nay

Để nói về các network có độ tin cậy cao thì mình xin giới thiệu tới các bạn Acesstrade. Đây là nền tảng mình biết đến đầu tiên khi bước vào làm kiếm tiền online (mmo). Các yếu tố làm mình hài lòng với nền tảng này là chăm sóc người dùng rất tốt, có các event và tặng quà thực tế, giao diện cập nhật rất đẹp mắt, dễ sử dụng, thống kê rõ ràng .v.v.

Và đây là trang chủ nếu bạn có nhu cầu kiếm thêm thu nhập: https://shorten.asia/CTCAYUPp. (Và đây cũng là một link tiếp thị liên kết để ủng hộ mình qua bài viết này nhé cả nhà :)) )

Tiếp theo có một số Network khác như Rentrack Việt Nam, Adflex, Ecomobi, Cúc cu, Clickbank, CJ .v.v

Một số kênh thương mại điện tử đang áp dụng chương trình tiếp thị liên kết: Shopee, Lazada, TikTok, Tiki.

Bạn có thể tham khảo chi tiết cách làm Tiếp thị liên kết trên thương mại điện tử tại đây >> https://lamphuc.com/tiep-thi-lien-ket-la-gi-04-cach-lam-affiliate-marketing-hieu-qua/

Học gì để làm Affiliate Marketing thành công?

Cũng giống như Content Creator, bất kì ai cũng có thể trở thành một nhà tiếp thị liên kết, nhưng không phải ai cũng sẽ thành công. Hiếm khi bạn sẽ thành công nhanh chóng hay dễ dàng, nhưng khi được thực hiện và đầu tư thời gian đúng cách. Bạn có thể tạo ra thu nhập ấn tượng với hình thức kiếm tiền online này.

Một nhà tiếp thị liên kết thành công đòi hỏi trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm trong thị trường Affiliate đầy cạnh tranh như hiện nay. Dưới đây là một số kiến thức và kỹ năng bạn cần trang bị để bắt đầu:

Kiến thức về Digital Marketing

Bạn có thể đăng ký các khoá học bài bản hoặc tự học đều được, quan trọng bạn nên trau dồi, đầu tư thêm kiến thức về Digital Marketing. Thông qua những kiến thức trong các khóa học về SEO, SEM, Video Marketing. Hiểu các nền tảng thương mại giúp bạn có những nền tảng vững chắc về cách phát triển kênh Affiliate Marketing của mình. Ngoài ra, học thêm về cách xây dựng, sử dụng mạng xã hội, website, Email Marketing sẽ giúp công việc của bạn có kết quả tốt hơn.

Kỹ năng sáng tạo nội dung – Content Creating/Copywriting

Nội dung quyết định rất nhiều đến việc người dùng có hành động mua, click, đăng ký trên kênh của bạn, vậy nên kỹ năng sáng tạo nội dung là rất cần thiết. Thậm chí, sáng tạo nội dung tốt còn quyết định bạn có nhiều khán giả. Có được người dùng quan tâm và tin những điều bạn chia sẻ. Liên tục trau dồi và tìm kiếm ý tưởng cho ra nội dung hay, ý nghĩa và hữu dụng cho người xem là cách tốt nhất để thu hút và giữ chân khán giả của bạn.

Kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân cùng kênh làm Affiliate Marketing tốt

Bạn nên xác định thị trường ngách để tiếp thị để giảm sự cạnh tranh và xây dựng thương hiệu bản thân bền vững. Từ đó, sử dụng một hay nhiều nền tảng để tiếp cận nhiều người với mục đích gia tăng lượng tương tác và tạo niềm tin. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì tương tác trên các kênh mạng xã hội một cách nhất quán. Mạng xã hội giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện lượt truy cập, lượt tương tác, lượt tiếp cận đối với các kênh Affiliate Marketing. Việc bạn duy trì tương tác trên các kênh mạng xã hội đảm bảo rằng nhiều người sẽ nhìn thấy kênh của bạn hơn.

Kết luận

Affiliate Marketing là hình thức marketing thông qua các tiếp thị/ mã giới thiệu từ Nhà bán/Nhà cung cấp (Merchant) gửi tới Bên phân phối (Publisher) để chia sẻ tới người dùng/khách hàng. Giúp người dùng tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ từ nhà bán một cách nhanh chóng. Đây là hình thức 4 Win như các bạn đã đọc ở trên, ai cũng có lợi.

Bạn có thể làm Affiliate với bất kỳ ý tưởng nào. Ví dụ như bắt đầu với một website, blog về lĩnh vực tốt nhất của bạn. Làm video chia sẻ kiến thức – kinh nghiệm – trải nghiệm của sản phẩm/ dịch vụ nào đó chẳng hạn.

Cuối cùng chúc các bạn thành công với Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)

Học quảng cáo google ads

Tham khảo thêm các nội dung khác: https://lamphuc.com/tin-tuc/

Tương tác với kênh Youtube của mình: https://www.youtube.com/@lamphucmmo

Trang cá nhân: https://www.facebook.com/lamphucmmo/

Tương tác kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@lamphucmarketing

Trả lời